Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Lược sử môn quyền Anh (Boxing)

Môn quyền Anh có lịch sử rất lâu đời. Khoảng 3700 năm trước công nguyên, ở xứ Mésopotamie (cổ Hy Lạp) đã lưu hành môn đấu quyền, thuỷ tổ của môn quyền Anh ngày nay.

Khởi nguồn

Có một thời gian môn quyền Anh bị suy vị, mãi đến năm 1750 trước CN mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghỉ ngơi nhất định, đều tổ chức thi đấu với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp. Đương thời, Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn, bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi.

Đến năm 746 trước CN, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạ, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên, do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước Công nguyên, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền.

Mãi đến thế kỷ 16, môn đấu quyền xa xưa của Hy lạp - La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở Anh quốc trong phong trào phục hưng. James đã trở nên bá chủ môn đấu quyền ở Anh sau khi đánh bại tất cả những danh thủ sừng sỏ khác ở Anh quốc, và là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền. Sau đó, một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn, ông mở trường dạy đấu quyền, phát minh ra đôi găng tay để giảm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra qui tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn. Đến năm 1865, một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến qui tắc đấu quyền thành một qui tắc mang tính tài tử là: chỉ đấu ba hiệp, mỗi hiệp ba phút, thay vì đấu mười sáu hiệp như qui tắc Broughton ( Sau này qui tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và qui tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh tài tử).Từ đó, môn quyền Anh đã lan toả đến nhiều vùng đất khác trên hành tinh.

Năm 1881, Hiệp Hội Quốc Tế Quyền Anh Tài Tử ra đời, tạo cơ hội cho môn quyền Anh phát triển rộng rãi hơn. Vào năm 1904, Thế vận hội lần thứ ba đã chính thức đưa môn quyền Anh vào các môn thi đấu thế vận.

Kỹ thuật của môn quyền Anh

Môn quyền Anh ngày nay phát triển trên toàn thế giới, nổi tiếng với kỹ thuật chỉ sử dụng đôi tay với ba đòn chính là đấm thẳng( direct), móc ngang (crochet hay cross) và móc lên (upper cut ), cộng kỹ thuật sử dụng hai chân di chuyển kết hợp với sự tránh né của thân thể, đầu ... mà có khả năng tự vệ tương đối hữu hiệu cũng như gây không ít khó khăn cho môn sinh những phái võ khác.

Ngoài ra, luật thi đấu môn quyền Anh chỉ cho phép người võ sĩ đánh vào khu vực phía trước mặt và từ trên thắt lưng trở lên, buộc người tập môn quyền Anh càng khổ luyện hơn nhằm giành được ưu thế trong thi đấu cũng như trong tự vệ.

Phương pháp tập luyện môn quyền Anh gồm: tập đòn căn bản, luyện các môn bổ trợ ( nhảy dây, đánh bao, đánh banh, chạy bộ, hít đất... ), đấu luyện và song đấu tự do. Chỉ có những người sẵn tính kiên trì cộng với lòng đam mê môn quyền Anh thì mới có thể theo đuổi môn võ này đến cùng, bởi phương pháp tập luyện của môn quyền Anh tương đối khắc nghiệt.

Vậy kỹ thuật của môn quyền Anh hấp dẫn ở chổ nào? Có thể nói ngay rằng môn quyền Anh, do chỉ sử dụng ba đòn tấn công là ba đòn tay nên người tập được luyện cho đôi tay đánh thật nhanh và thật mạnh vào những điểm yếu trên vùng cơ thể cho phép đánh, song song với kỹ thuật gạt đỡ, tránh né, nhập nội chắc chắn và nhanh nhẹn như chớp, tất cả sẽ làm cho đối thủ luống cuống , không kịp đỡ và chỉ cần một đòn tay trúng đích là có thể hạ đối thủ rồi. Trước năm 1975, những trận đấu giữa các võ sĩ quyền Anh cùng với các võ sĩ Thiếu Lâm hay Bình Định trên võ đài khắp nơi đã chứng minh điều này rất hùng hồn. Một võ sư quyền Anh nổi tiếng là Kid Demsey thời ấy đã làm cho các võ sư Thiếu Lâm và Bình Định như : Cao Thành Sang, Tiểu La Thành, Nguyễn Trầm... phải thất bại chua cay trong bao trận võ đài thách đấu.

Môn quyền Anh ở Việt Nam:

Người Pháp đã mang môn quyền Anh đến Việt Nam. Tại Sài Gòn vào những năm 1925, môn quyền Anh bắt đầu xuất hiện giữa những lính viễn chinh Pháp lan dần ra giới thanh niên qua những lần thi đấu võ đài. Phải chờ đến những năm bước vào thế chiến thứ hai thì môn quyền Anh mới phát triển rộng rãi hơn và bắt đầu có những giải vô địch . Những người Việt Nam nổi tiếng trong các giải vô địch quyền Anh toàn Đông Dương có thể kể như : võ sĩ Muôn, Văn Phát ( tức Kid Demsey), Minh Cảnh...

Sau năm 1954, môn quyền Anh được phục hồi trong tổ chức Tổng cục Quyền Thuật Việt Nam, từng cử võ sĩ tham dự thi đấu giải Sea Games nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ có một Phan Thiện Tư tức Minh Thành con(anh của Phan Văn Sáu, Phan Văn Mười) là đạt được huy chương đồng mà thôi. Ngoài ra, có thể kể thêm Nguyễn Sang, là võ sĩ duy nhất của Nam Việt Nam đạt huy chương đồng trong giải quyền Anh quân đội Châu Á. Dù vậy, môn quyền Anh vẫn tồn tại ,với số lượng người tập luyện tương đối hạn chế và giải vô địch tổ chức hàng năm chung với giải vô địch võ tự do.

Sưu tầm

Môn võ cổ truyền Thái Lan-Muay Chaiya

Nhiều người vẫn cho là môn Muay Thai (hay Thai Boxing) và Chaiya là một, nhưng sự thật hai môn giống như anh em cùng cha khác mẹ nhưng lạc loài nhau từ trong trứng nước, một đằng của môn Muay Thai dùng trên chiến trường, võ đào với lối đánh và tấn công đầy bạo lực, vũ bão, ào ạt trong khi Chaiya chính là môn võ của dân tộc Thái từ bi và bác ái, kỹ thuật nhu nhuyễn đầy tính cương nhu. Chính nét đặc biệt này mà các võ sĩ Muay Chaiya có tình cách cao thượng và Á Đông hơn môn Muay Thai.
Vài dòng lịch sử

Người Thái cho rằng môn võ sở dĩ có tên là Chaiya hay đôi lúc còn gọi là Muay Chaiya vì nó xuất phát từ làng Chaiya, Miền Nam Thái Lan. Từ 400 năm trước, Thái Lan thường xuyên đụng độ với các quốc gia lân cận, nhưng đặc biệt hơn hết mối thù truyền kiếp của dân Thái với dân tộc Miến Điện luôn được lịch sử ghi nhận là đẩm máu nhất, lâu dài nhất. Vì cuộc chiến đầu thâm thù đó người Thái luôn chuẩn bị cho mình một đạo quân có tin thần và lối chiến đấu dũng mãnh để bất cứ lúc nào cũng có thể xung trận giết kẻ thù, và thời đó hầu hết những chiến sĩ hay nhất, can đảm nhất chính là thanh niên làng Chaiya, mang trên mình những kiến thức võ thuật truyền thống của làng Chaiya để bảo vệ xứ sở.

Tương truyền vào cuối năm 1967, vua Ayutthaya của Thái đã bị thua đậm quân Miến Điện, hàng nghìn binh lính bị Miến Điện bắt làm tù binh. Trong lúc cao hứng và để chứng tỏ mình cao thượng Vua Miến Điện thách thức trong đám tù binh của Thái có ai có thể chứng tỏ võ thuật của dân tộc mình hơn được võ thuật Miến Điện thì ông ta sẵn sàng tha tội cho về lại quê hương. Võ sĩ Nai Khanomtom ốm yếu trong đám tù binh Thái đã dùng chính môn võ làng Chaiya đánh gục 10 võ sĩ cừ khôi nhất của Miến Điện, Vua Miến Điện vì uy tín của mình đã chấp nhận thả ông về lại đất Thái cùng với phần thưởng được phép lấy thêm 2 cô vợ người Miến xinh như mộng.

Từ đấy nhân dân Thái và các triều đại về sau rất trọng võ nghệ và môn võ truyền thống Chaiya được yêu chuộng và cổ võ luyện tập khắp nơi.

Nét chính đặc thù của võ phái Chaiya

Võ Chaiya chủ yếu là tự vệ hơn tấn công, bằnh cách lấy sứ mạnh và đà lao của đối phương để quật làm địch thủ mất đà. Quan điểm của các lò võ truyền thống Chaiya là dùng sức mạnh một cân của mình, dùng thế hất ngã sức mạnh sức mạnh ngàn cân của địch thủ.

Các võ sĩ Muay Chaiya chú trọng tin thần của người võ sĩ khi đối diện với địch thủ: Tin thần thượng võ, bình tĩnh, can đảm, thủ kín, nhắm vào các yếu huyện trên mình đich thủ, và dùng chính sức mạnh của đối phương để thủ thắng, làm cho đối phương hoàn toàn mất thăng bằng, đặc biệt ở điểm nầy khá giống với triết lý căn bản của các môn Hiệp Khí Đạo, Nhu Đạo Nhật Bản . Và đặc biệt chỉ thượng đài khi danh dự bị thách thức hay cần bảo vệ truyền thống của môn võ Chaiya.

Sự khác nhau giữa Muay Thai hay Quyền Thái với môn Chaiya chính là kỹ thuật căn bản và triết lý của hai môn võ, Võ Sinh Muay Chaiya không được phép thượng đài vì tiền bạc, các cuộc thi đấu thường là người trong cùng môn phái với nhau. Tuy nhiên không thiếu càng chàng trai vì hoàn cảnh miếng cơm manh áo phải đem môn Muay Chaiya lên võ đài, tuy nhiên một khi người võ sĩ làng Chaiya đem môn võ mình làm kế sinh nhai thì không bao giờ anh ta được phép bước chân vào võ đường của Chaiya lần nào nữa, coi như là hoàn toàn đoạn tuyệt với môn phái. Nhiều người vẫn lầm lẫn giửa hay môn Muay Thai và Muay Chaiya vì họ bận đồng phục, trang bị dụng cụ khi tập luyện rất giống nhau, với các đòn chỏ, gối ác liệt đặc thù của dân tộc Thái nhưng một võ sư Quyền Thái thật sự chắc chắn phải nhận ra sự khác biệt rõ ràng của hai môn phái.

Hiện nay võ phái Chaiya chọn võ đường ở Ban Tub Chang, tỉnh Bangkapi, phía đông Thành phố Bangkok làm tổ đình chính thức của môn phái, với hơn gần 1000 lò võ chính thức khắp nơi trong nước. Đặc biệt mỗi võ đường chỉ thính thức huấn luyện cho 8 đến 10 võ sĩ cùng một lúc, cho đến khi họ thành tài mới huấn luyện lớp khác. Thời gian huấn luyện không hạn định, lâu mau tùy theo căn cơ từng người, có khi đến 200 tuần lễ (khoảng 4 năm). Một võ sĩ Muay thành tài có đủ khả năng truyền dạy cho đàn em kế tiếp sẽ được xâm trên tay một hình xâm đặc thù của môn phái với ký hiệu đặc biệt để các đồng môn khắp đất nước biết được mình xuất thân từ lò nào, thầy dạy là ai, vai vế trong môn phái, và họ có thể hãnh diện nhận lấy tước hiệu là "Acham".

Khá giống môn võ Muay Thái, các võ sĩ Muay Chaiya chủ yếu dùng bàn chân, đầu gối, cùi chỏ, nắm tay và cạnh bàn tay. Khi đấu, võ sĩ Chaiya phải dùng một loại vải gai đặc chế của bản môn dài khoảng 15 thước để bó quanh bàn tay, bằng cách nhìn lối bó tay người ta có thể đánh giá ngay được kỹ thuật đặc thù của người võ sĩ. Trước khi ra đấu trường mỗi võ sĩ được người đở đầu hoặc huynh trưởng của mình đeo cho 1 chiếc khăn đặc biệt kết bằng các cây mây mật thật cứng uốn mềm là Kruang Lang trên đầu để giử cho tóc gọn gàn khi gia đấu, vừa xem như mộ lá bùa hộ mệnh.

Võ phái Chaiya khi đấu rất uyển chuyển, nhiều người vẫn cảm thấy chán khi so sánh với các cuộc đấu nẩy lửa đầy sôi động của môn Muay Thai. Tuy nhiên đừng đánh giá vội khả năng của các võ sĩ Muay Chaiya, một khi đối phương bị họ "khoá" đòn là coi như hết đường cựa quậy, chỉ chực chờ bay xuống sàn.

Lễ cổ truyền hàng năm của Muay Chaiya

Tổ sư của võ phái Muay Chaiya gần nhất là võ sư danh tiếng khắp miền Nam nước Thái - Paramacharo Kiet Sriyaphai, người có công xây dựng Tổ đình Ban Tub Chang. Hiện nay người có chức vị quan trọng nhất trong môn phái chính là đồ đệ thân tín và hay nhất của ông là Acham Thongglaw Yarlair, người đang nắm chức vị huynh trưởng cao nhất.

Hàng năm môn phái Muay Chaiya làm lễ Wai Kru vào tháng 8 hàng năm, trước hết là tỏ lòng ngưỡng mộ các vị tổ của môn phái, sau nữa là cơ hội thắt chặt tình đồng môn, lễ hội Wai Kru kéo dài hàng tuần, một dịp để các huynh đệ trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm với nhau thật tận tình.

Hiện nay thanh niên Thái có khuynh hướng theo tập Muay Chaiya, vì truyền thống từ xưa đến nay môn phái không chấp nhận dạy võ thuật cho phụ nữ, và sự chọn lựa môn đồ có phân gay gắt, khắc khe nên không thu hút số lượng người tập đông bằng các môn võ khác như Muay Thai hay các môn võ truyền bá từ nước ngoài như Taekwondo, Karate hay Judo ngoại nhập. Khi nói đến các môn võ thuật của mình người Thái thường nhắc đến môn Muay Thai, nhưng khi nói đến nền võ thuật đặc trưng của dân tộc Thái Lan người ta vẫn thường đề cao môn Muay Chaiya như môn võ mang đầy dấu ấn lịch sử oai hùng.

Hapkido

Hapkido, môn võ được coi là gần gủi nhất với Aikido qua những đòn thế quật, bẻ khớp, quăng, cuốn, té v.v rất ấn tượng đặc thù của “môn võ tình thương” Nhật Bản. Người Việt nam chúng ta ít nghe đến môn Hapkido vì sự lớn mạnh quá nhanh của Taekwondo (Thái Cực Đạo) trên đất Việt Nam, nhiều người vẫn lầm tưởng Hapkido là 1 chi phái của Taekwondo. Cho đến đầu năm 1989 một phái đoàn chính thức của Hapkido Đại Hàn được sang biểu diễn lần đầu tiên tại sân Phan Đình Phùng (Sài gòn), những người yêu thích võ thuật tại Việt Nam bắt đầu gọi môn Hapkido là ‘HIỆP KHÍ ĐẠO ĐẠI HÀN’ để phân biệt với Hiệp Khí Đạo Nhật Bản với tên gọi chính thức là Aikido.
Lược sử nguyên thủy của môn võ Hapkido đến nay vẫn có đôi phần còn bí ẩn: Một truyền thuyết cho rằng Hapkido có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 7 tại vương triều nước Triều Tiên (Hiện nay có tên là Đại Hàn, Korea), giới Hiệp Sĩ quý tộc Hwa-Rang xuất hiện như một tầng lớp đầu tiên chính thức nghiên cứu và tập luyện các đòn thế Hapkido ở xứ này dưới tên như ‘Yu Kwon Sul' , ‘Yu Sool', ‘Ho Shin Mu Do', và ‘Bi Sool'. Đến lúc này thì Hapkido hoàn toàn là những đòn cương mãnh rất quen thuộc trong dòng võ thuật Triều tiên. Nhưng sau đó chính các tầng lớp các vị sư Phật giáo đã pha với những tinh túy võ thuật từ dòng Phật giáo Trung Hoa tràn sang, bằng cách pha chế các đòn ‘cầm nả thủ' đặc thù của các Bắc phái Thiếu Lâm. Nhiều nhà võ sử Hàn Quốc vẫn coi tổ sư của Hapkido là võ sư Tae-Kyun, vị khai sáng ra ngành Hapkido nguyên thủy phối hợp giữa cương và nhu đầu tiên của Đại Hàn, đất nước thuần chuộng các môn võ có tính cách mạnh bạo, và chuộng cước hơn quyền.

Lịch sử cận đại của Hapkido cho thấy có 2 trường phái chính, đó là Võ Sư Choi Yong Sul và Võ Sư Ji Han Jae, vì sự phân chia quá sâu rộng trong nền lịch sử võ thuật của Đại Hàn nên khó phân biệt trường phái nào hoặc người nào chính thức là người đã đầu tiên khai triển môn Hapkido hiện đại, mặc dù không ai dám phủ nhận sự đóng góp của cả 2 vị võ sư trên cho sự lớn mạnh của Hapkido khắp thế giới hiện nay, nên mọi tài liệu chính thức của Hapkido ghi nhận 2 vị Võ Sư Choi Yong Sul và Võ Sư Ji Han Jae là đồng chưởng môn Hapkido hiện đại.


Võ Sư CHOI, YONG SUL:

Võ sư Choi Yong Sul có công trong việc thu nhập, phục hồi những thế nguyên thủy của Hapkido chính gốc. Sinh năm 1904 ở thị trấn Yong Dong , tỉnh Choong Chung , gần Taegue , Hàn Quốc . Năm 1909 , Hàn Quốc bắt đầu chịu sự chiếm đóng của người Nhật . Năm 7 tuổi , Choi đã bị quân đội Nhật bắt sang Nhật phục dịch. Đây là thông lệ rất phổ biến vào thời điểm đó , lực lượng chiếm đóng Nhật Bản đã bắt những đứa trẻ Hàn Quốc sang Nhật để lao động các công việc khác nhau. Sang Nhật Bản, trốn và sống lang thang ngoài đường phố bằng đủ thứ nghề từ ăn sinh, phụ bàn, đánh giày. Như một định mệnh , Choi được gán làm việc cho Sokaku Takeda (1860-1943) , chưởng môn đời thứ 32 của Daito Ryu Aikijitsu , lúc đó Takeda đã 44 tuổi . Choi được đặt cho một cái tên Nhật , Yoshida Asao, được xem như là tên mà Choi sử dụng trong suốt thời gian sống ở Nhật , tuy nhiên nó không phải hoàn toàn là 1 cái tên Nhật . Vì vậy , cái tên này chỉ mang tính lịch sử tương đối và vẫn còn nhiều sự nghi ngờ khi bàn về lịch sử Hapkido. Choi đã khổ công tập luyện trên 30 năm. Từ Khởi điểm đó Hapkido mới có được những đòn Nhu thuật và Hiệp khí nhu thuật như hiện nay. Trở về nước vào giữa thập niên 1940, Võ sư Choi Yong Sul bắt đầu dạy thứ võ thuật mà ông gọi là ‘Yoo Sool', thay gì gọi là Ju-Jitsu, chỉ vì lúc đó dân Đại Hàn với lòng căm thù không đội trời chung, không muốn dính dáng gì đến Nhật Bản. Nói một cách trung thực, Võ sư Choi Yong Sul suốt đời hành võ đã đem đến cho môn phái Hapkido các đòn thế đặc sắc của môn võ Daito-Ryo Aiki-Jutsu có từ xưa của Nhật Bản.


võ sư Choi Yong Sul

Như một định mệnh rất tình cờ, Giám đốc sản xuất rượu bia đầy thành công tên Suh Bok Sup, một đai đen nhất đẳng Nhu thuật Nhật Bản, năm 1948 , chàng thanh niên 24 tuổi Suh đã chứng kiến người đàn ông nhỏ con nhìn đầy nét Nhật Bản tên Choi đã oanh liệt chiến đấu một mình để chống rất nhiều người tất công vây quanh. Với các kỹ thuật đẹp mắt Choi rất nhanh chóng khắc chế đối thủ. Ấn tượng với những kỹ thuật của Choi, Giám đốc Suh đã mời Choi đến văn phòng của mình và hỏi thăm về kỹ thuật của Choi chiến đấu của ông ta. Sau cuộc gặp gỡ này Suh đã mời Choi vào làm trong xưởng sản xuất của mình, và ngược lại chỉ xin Choi đã dạy cho mình những kỹ thuật chiến đấu rất thực dụng mà anh đã được hạnh kiến.

Suh Bok Sup đã là người giúp đỡ Choi mở trường dạy kỹ thuật tự vệ đầu tiên tại thủ đô Hán thành, chính thức được gọi là môn phái Hapkido vào tháng 2 năm 1951. Suh cũng là môn sinh đai đen đầu tiên của Choi, cùng với những kiến thức trong Ju-Jitsu, Suh đã bổ sung những kiến thức này cho hệ thống Hapkido rất nhiều những kỹ thuật túm, kéo ống tay áo, vai áo, quăng liệng căn bản được dùng trong Hapkio, có thể tìm thấy từ Ju-Jitsu hoặc Judo. Tuy nhiên đến lúc nầy Hapkido chỉ và vẫn được biết đến như một môn võ gia truyền trong dòng võ lớn của Hàn Quốc.

Võ Sư JI, HAN JAE:

Võ Ji Han Jae, một Võ sư được biết nhiều đến vì tài năng đóng phim và đem đến cho Hapkido sự nổi tiếng khắp năm châu, vì các đòn Hapkido tuyệt đẹp của ông dùng trong phim ảnh trong suốt thập niên 60, 70. Nhất là thời gian đóng chung với những phim của tài tử Lý Tiểu Long. Là một cao đồ của võ sư Choi Yong Sul, Ji học võ với võ sư Choi từ năm 1949. Khi được 18 tuổi, Ji đã từng luyện học tập các môn võ cổ truyền trước khi thụ huấn môn Hapkido truyền thống, Vào đầu thập niên 1960, với sực giúp sức của môn đồ là Kim Soo Wong, Võ sư Ji Han Kae đầu tiên chính thức hoàn thành học trình chính thức đầu tiên cho môn phái Hapkido, và có công rất lớn khi đưa các môn sinh của mình trải dài trên khắp mọi lục địa để truyền bá Hapkido.

Căn bản của môn phái Hapkido đặt trên 3 nền tảng nguyên lý chính:

A. Mọi kỷ thuật dựa và đi trên tiến trình vòng tròn, mọi lực khi từ đối phương đến mình phải biến bằng cách đẩy nó theo vòng tròn (circular motion) và phá giải bằng lực ly tâm.

B. Mọi chiến thuật, phải dựa trên căn bản của con nước, tức là mềm mại khi đối đầu với địch thủ, uốn theo chiều tấn công đối phương. Như con nước khi dồn nhiều thành con nước lủ phá phá vỡ mọi thành trì của đối phương khi có cơ hội.

C. Tốc độ phải luyện nhanh như tia chớp, không để đối phương kịp phản ứng kịp khi dùng những kỷ thuật liên hoàn tầm xa dứt điểm trận đấu.

Nhiều người cho rằng, môn Hapkido là khắc tinh của Taekwondo, nói như vậy chỉ là một cách nói rất phiến diện, đầy méo mó, chưa đi sát với đòn thế của môn Hapkido hay chỉ được thấy hoàn toàn qua phim ảnh. Có thể nói Hapkido có nhiều đòn thế khi chiến đấu có thể gây rối loạn, dung hòa với một đối thủ mạnh đặc thù về đòn chân như Taekwondo. Hapkido chính là một sự kết hợp hài hòa của ba môn phái nổi danh Taekwondo, Aikido, và Ju-jitsu. Khi tấn công, Hapkido nặng về Taekwondo, với các đòn đá tầm xa, mạnh bạo và lợi hại; khi phòng thủ thì dùng các đòn Ju-Jitsu, với kỹ thuật nhẹ nhàng né trách dùng ‘nhu chế cương, nhược thắng cường'; khi phản đòn thường dùng những kỹ thuật với Aikido để giảm bớt tối đa các lực trấn áp của đối phương với các kỷ thuật tiến thối vòng tròn. Tùy hoàn cảnh mà Hapkido thiên về một môn phái cụ thể hoặc kết hợp cả ba. Đặc biệt cho những đòn thế tự vệ, Hapkido sử dụng nhiều kỹ thuật Aikido pha lẫn với Ju-Jitsu. Người ta dễ dàng tìm thấy hình ảnh của Aiki-Budo qua sự luyện khí của đòn thế Hapkido cao cấp, nhất là trong phần tập khởi động nóng người.

Ngoài quyền, cước và các đòn thế như đã trình bày, nhiều môn vũ khí được tập luyện và sử dụng trong môn Hapkido, như gậy, tiểu côn, song côn, dây, kiếm, dao găm v.v.. Tất cả các loại vũ khí chỉ dành cho các đẳng cấp sau huyền đai (đai đen). Những món vũ khi được luyện tập không ngoài giúp và chuẩn bị cho người tập Hapkido có khả năng dùng mọi thứ vũ khí trong luật định quốc gia cho phép để tự vệ khi bất khả kháng như dây thắt lưng, chía khoá, gậy đi đường, dù che.
Riêng tại Việt Nam, từ năm 1965 thời cao điểm của cuộc chiến Việt Nam, Võ sư Kim Jin Pal, một cao đồ của Võ Sư Ji Han Jae từ Seoul, Đại Hàn. Được sang Việt Nam trong Phái Bộ Điều Tra Tội Ác của chính phủ Nam Hàn (The Republic of Korea Criminal Investigation Division). Trong thời gian tòng sự, ông áp dụng khả năng võ học của ông và lập nhiều thành tích đáng kể, nhất là huấn luyện cho toán đặc nhiệm bảo vệ toà Đại Sứ Đại Hàn. Đầu tiên ông tập trung được một nhóm môn đệ bản xứ và lập Võ đường Nguyễn Huỳnh Đức với tòa nhà 6 tầng khá rộng trực thuộc toà Đại Sứ Đại Hàn, trong 5 năm huấn luyện không hề mệt mỏi ông đã có trên 1000 môn sinh và thành lập (không chính thức) ‘Tổng Hội Hapkido Việt Nam'. Năm 1970, cùng với sự rút quân từ từ của Hoa Kỳ và Đồng Minh ra khỏi Việt Nam, Võ Sư Kim đã ngậm ngùi để võ đường ở Sàigòn lại cho Bác sĩ Phạm Gia Cổn tiếp tục sự nghiệp truyền bá Hapkido tại Việt Nam. Hiện nay Bác Sĩ Phạm Gia Cổn là võ sư 9 đẳng huyền đai, giảng sư y khoa UCLA, sinh sống và tiếp tục huấn luyện Hapkido tại Quận Cam, trực thuộc hệ thống Jin Pal Hapkido (Jin Pal Hapkido Martial Arts Federation), tạo nên 1 trường phái Hapkido lớn mạnh khắp suốt Hoa Kỳ và thế giới.

Hiện tại tại Hàn Quốc nơi khai sinh ra Hapkido, Hapkido đến giờ nầy vẫn chưa có được 1 liên đoàn chính thức đại diện trên thế giới như các môn phái bạn Taekwondo, Karate, Judo v.v.. được thành lập cùng thời, nhiều trường phái với những đặc tính riêng biệt làm cho người tập Hapkido đôi lúc phải vô cùng khó khăn khi phân biệt sự tương và khắc giữa các chi phái, rất nhiều lần Hiệp hội võ thuật chính thức của chính phủ Hàn Quốc đã đứng ra tổ chức các cuộc hợp khoáng đại để giải quyết và thống nhất môn Hapkido thành một liên đoàn duy nhất. Nhưng chuyện đó còn phải cần thời gian khá xa trong 1 quốc gia mà nền võ thuật ngự trị trong khuôn khổ ‘phép vua thua lệ làng'.

Lịch sử Karate

Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức mạnh cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Xuất xứ tên gọi "Karate - 空手"

Trước đây, Karate chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...), Karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-Do (空手道) cho đến ngày nay.

Lịch sử hình thành

Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền các môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau, người dân địa phương kết hợp những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của vùng Okinawa tạo nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai,... Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính thức sát lập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Wado Ryu và Goju Ryu.

Phương pháp luyện tập

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" 基本 theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata" 型) và tập luyện giao đấu ("Kumite").

- Kihon được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản như kỹ thuật đấm, đá và các thế. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận.

- Kata là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của Kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ và quá trình tập luyện của môn sinh. Tuy nhiên nó không phải là các động tác múa.

- Kumite là các kỹ thuật đấu đối khán bằng tay chân. Có hai hình thức đấu đối khán trong Karate là đấu va chạm và bán va chạm. Hiện nay, luật Karate thế giới tổ cức cho các kỳ thi dành cho thế giới và khu vực như Seagames, Asiad... chỉ dành cho thể loại đấu bán va chạm. Còn thể loại đấu va chạm chỉ dành riêng cho các giải đấu của hệ phái Kyokushin và một số hệ phái Karate được người Mỹ kết hợp với môn Kickboxing.



5 điều huấn thị của tổ sư Funakoshi
Tổ sư Funakoshi Gichin đưa ra 5 điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

1. Nỗ lực hoàn thiện nhân cách
2. Luôn luôn chân thành
3. Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực
4. Trọng lễ nghĩa
5. Kiềm chế các hành vi nóng nảy


Và 20 điều về Karate của tổ sư Funakoshi

1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

2. Karate không nên ra đòn trước.

3. Karate phải giữ nghĩa.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

6. Cần để tâm thoải mái.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

9. Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.

18. Phải tập Kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

20. Luôn chín chắn khi dụng võ.



Sơ lược về Võ sư Funakoshi Gichin



Tổ sư Funakoshi GichinKarate-Do

Funakoshi Gichin sinh ngày 10-11-1868 và mất ngày 26-4-1957 tại Shuri thuộc Okinawa, là người sáng lập ra hệ phái Karate Shotokan và được coi như người cha hiện thân của Karate hiện đại.

Thuở thiếu thời, Funakoshi đã tỏ ra là một người có năng khiếu về võ học, ông đã được học rất nhiều môn võ truyền thống và đều tỏ ra là một học trò xuất sắc. Người được coi là người thầy đầu tiên dẫn dắt ông trên con đường Karate đó là võ sư Anko Azato, một bật thầy về Karate và Kendo cổ xưa.

- Năm 1902, ông chính thức thành lập hệ phái Shotokan và phát triển rộng khắp Okinawa.

- Năm 1922, Shotokan chính thức được đưa vào Nhật và thu hút rất nhiều người tập luyện.

- Năm 1936, Đạo đường của Shotokan được chính thức dựng lên tại Tokyo.

Ngày nay, Shotokan đã phát triển rộng khắp trên Thế giới và được coi là hệ phái hùng mạnh nhất trong các hệ phái của Karate.

Trong bài viết có sử dụng một số ký tự nhật nếu bạn nào đọc không được thì xin thông cảm nha.

nguồn: karatevn.com

được đăng bởi thành viên daigiasg_0977

NUNCHAKU ( côn nhị khúc )

Trong các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).
Lịch sử

Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân bản địa liên tục nổi dậy phản kháng. Các võ quan Nhật tại các làng mạc đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa. Việc tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt: trường côn (bo) vốn xuất xứ từ một cây sào; song quải (tonfa) một dạng dùi cui có cán chĩa ngang hình chữ L; chĩa ba (sai) để xóc rơm rạ; tiểu đoản côn là khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay; liềm (kama) ban đầu là dụng cụ cắt lúa, và côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.

Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.

Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới, đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật, nunchaku, của vũ khí này, và côn nhị khúc nghiêm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ quần đảo Okinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate, cũng phần nào khuếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.


Côn nhị khúc tại Việt Nam

Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống hóa các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp [1], trung cấp [2] & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn thể thao nghệ thuật.

Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam, gọi tắt là Trung tâm MIC[1] đã thông qua "Luật thi đấu côn nhị khúc" do thầy Lê Rích Tô - giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo - riêng biệt của mỗi thí sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ thuật khác.

Nguồn gốc từ "NUNCHAKU"

Theo võ sư Nguyễn văn Quang, huyền đai đệ tứ đẳng karate, nguyên giám đốc võ đường champion karate, thì ngày xưa khi phát kiến ra môn Nunchaku (côn nhị khúc), cái tên đó là kết hợp của các chữ sau đây:

N ( Nunchaku) : côn nhị khúc

U ( Unrelengting ) :có nghĩa là cứng rắn vì muốn sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết

N ( Nation ) : có nghĩa là quốc gia . Chúng ta phải đoàn kết lại thì mới đạt được sức mạnh to lớn như 2 đầu của côn nhị khúc được nối với nhau bằng sợi dây

C ( care ) : có nghĩa là cẩn thận . chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng vũ khí này

H ( Holocaust ) : nghĩa là sự phá hủy . nói lên sức công phá mãnh liệt của món vũ khí này

A (Adherance ) : có nghĩa là sự kết chặt . thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 2 đầu côn với nhau, mang 1 triết lý con người phải gắn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển

K ( karatedo ) : môn võ đầu tiên đưa món vũ khí này vào chương trình giảng dạy và cũng là môn võ có cùng quê hương với món vũ khí này

U ( uniformity ) : nghĩa là sự đồng nhất, muốn sử dụng món vũ khí này thì con người và nunchaku phải hòa hợp thành một



Cấu tạo


Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.


cấu tạo côn nhị khúc

Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách **c lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn

Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc

được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:

Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha....
Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.
Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.
Kỹ thuật lăn: có 4 động tác lăn cơ bản & vô số các bài tập phối hợp khác (Đây là nhóm kỹ thuật có xuất xứ đầu tiên tại Việt Nam).
Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,...) & kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.
Ngoài ra, trong các bài tập phối hợp & nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiểu côn nhị khúc bằng cổ tay, lăn hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các ngón tay.



Các thế thủ của côn nhị khúc

Sau giai đoạn tập luyện cơ bản (bậc sơ cấp), người yêu thích côn nhị khúc sẽ tiếp tục học lên cao. Khác hẳn với các môn võ thuật hoặc binh khí khác, việc giảng dạy nâng cao này không tập trung vào việc huấn luyện các đòn thế mà chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn cho môn sinh các CÔNG THỨC sáng tạo đòn thế mới. Từ 1 vài đòn tiêu biểu, sau khi thấm nhuần CÔNG THỨC ấy, môn sinh có thể khai sáng & phối hợp ra vô số các đòn thế khác, mới lạ hơn, đẹp mắt hơn..... (Hiện nay, tại Bộ môn côn nhị khúc của Trung tâm Đào tạo HLV Võ thuật Việt Nam, & từ năm 1985 đến nay, trong hơn 2.000 người đã tập luyện, chưa có 1 môn sinh nào khẳng định "Đã tập luyện được tất cả các kỹ thuật côn nhị khúc theo phân loại như trên!". Điều đó cho thấy, kỹ thuật sử dụng côn nhị khúc ngày nay đã phát triển thiên biến vạn hóa, cả về số lượng & độ khó của các đòn thế.

Một số nguyên tắc khi sử dụng côn nhị khúc

Nguyên tắc "Nhất thể": Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.
Nguyên tắc âm dương: côn nhị khúc là 1 binh khí thể hiện cả sự vận hành của nguyên tắc (triết lý, tư tưởng) âm dương khi sử dụng. Điều quan trọng là người sử dụng tìm ra sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ) trong tất cả các chiêu thức mà mình đã tập luyện. (Nếu chưa phát hiện được điều này sẽ làm người tập rất mau mệt mỏi - vì phải trương cơ liên tục).
Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát: Trong mọi kỹ thuật của côn nhị khúc đều yêu cầu người sử dụng chúng phải thực hiện động tác ấy thật cương quyết và dứt khoát. Điều này làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật & thần khí khi thực hiện các bài tập luyện về côn nhị khúc.
Nguyên tắc Đẳng thế: Như trên đã nói, côn nhị khúc là sự nối dài của cánh tay, do đó, việc sử dụng đôi tay thuần thục không có nghĩa là trọng tâm cơ thể (vùng rốn) phải trồi sụt, lắc lư. Tương tự như bộ môn khiêu vũ, hông & vai người sử dụng côn nhị khúc phải thẳng, không được uốn éo, nhấp nhô. Vi phạm nguyên tắc này, bên cạnh việc vi phạm nguyên tắc "nhất thể", nó còn làm cho người xem có cảm giác mệt mỏi, làm mất tính thẩm mỹ và nghệ thuật của côn nhị khúc.
Ngoài ra, người sử dụng côn nhị khúc còn phải lưu ý đến một số nguyên tắc của vật lý học như lực ly tâm (cánh tay đòn), phản lực; điểm tập trung lực, sự hợp lực, sự triệt tiêu lực và tính liên hoàn, nguyên tắc khống chế côn nhị khúc, phương pháp xử lý khi va chạm côn nhị khúc trong tập luyện và thi đấu

Tập luyện và ứng dụng

Người sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1-2cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, sau khi chạm mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị "phản tác dụng" khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện.( kakata đã phải mất 3 năm nghiên kíu khổ luyện bằng những giọt mồ hôi và cả máu mới được thành công chân tay đầy vết bầm tím..

Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.

Cách chọn lựa côn nhị khúc:
Mỗi loại gỗ có trọng lượng và sức bền khác nhau, cho nên khi bước vào tập luyện côn nhị khúc, bạn nên chọn lựa 1 cây côn nhị khúc sao cho:
- Vừa với sức cầm của tay mình.
- Có kích cỡ đúng với nguyên tắc đòi hỏi ( như đã trình bày ở phần trên).
- Chất lượng gỗ phải bền, có thể va chạm mạnh mà không bị gãy. Lưu ý rằng có nhiều loại gỗ có vân, sớ rất mỹ thuật được nhiều người ưa dùng thì lại dễ bị bể theo các vân, sớ khi va chạm.
Với cây côn nhị khúc đã chọn rồi, bạn sẽ sử dụng nó suốt trong quá trình tập luyện cho tới khi ra tự vệ. Như vậy hiệu quả đạt được mới ở mức cao. Các bạn không nên khi tập luyện thì dùng côn này, mà khi sử dụng để biểu diễn hay tự vệ thì dùng côn khác, như thế bạn sẽ dễ bị hẫng với cây côn mới do chưa quen tay, do mỗi cây côn có trọng lượng khác nhau.
Ngòai ra đối với loại côn nhị khúc làm bằng gỗ tốt khi gõ hai thanh vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất kêu, còn các loại gỗ xấu thì khi gõ vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất trầm. Dĩ nhiên chúng ta nên chọn loại có âm thanh rất kêu.
Một số bạn chế tạo loại thân cônbằng kim loại (sắt, inox..) điều này theo tôi là không tốt. Không tốt trước hết là ở việc sử dụng , loại côn này sẽ gây nên những tác hại rất nguy hiểm. Không tốt thứ hai là ở chỗ chất cấu tạo kim loại sẽ gây khó khăn trong việc cầm nắm côn nhị khúc.

Cách bảo quản côn nhị khúc:

Cũng như tất cả các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng phải được bảo quản tốt, hầu tạo được hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng, cũng như tránh được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như: gãy côn, đứt dây...)
Chế độ bảo quản đối với thân côn là luôn được lau chùi kỹ lưỡng, 1 tháng vài lần, bằng cách tẩm dầu ôliu vào 1 mảnh vải mềm rồi tiến hành lau chùi. Nếu không có dầu ôliu thì có thể dùng các loại dầu khác như: dầu sơn cây trà...Sự lau chùi này giúp cho bạn cầm côn nhị khúc được dễ dàng và không làm chai tay khi bạn tập luyện nhiều.
Ngòai ra đối với dây côn thì cũng cần có 1 chế độ bảo quản thích hợp. Nếu bạn dùng loại côn nhị khúc nối với nhau bằng 1 đoạn dây nilon thì cạnh trong của lỗ cột dây côn bạn nên quét 1 lớp nhựa sơn, để tránh sự cọ xát quá mạnh làm cho dây côn mau đứt. Ngay cả sợi dây, nếu được bạn cũng nên sơn 1 lớp nhựa trơn. Có như vậy bạn mới tập luyện được 1 thời gian lâu dài và tránh được phần nào nguy hiểm khi dây đứt. Các loại côn có dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên được kiểm tra, bởi sự chuyển động xoay chiều làm cho các khoen sắt cọ xát, dễ tạo sự ăn mòn dẫn đến việc dây bị đứt. Tốt nhất là trước khi sử dụng côn nhị khúc để tập luyện hay tự vệ bạn cần 1 bước kiểm tra lại dây côn xem còn tốt hay không.....

Quan niệm phòng thủ của Karate


Quan niệm phòng ngự của Karate không mang ý nghĩa thụ động, chờ đợi và chống chọi những trận tấn công của đối phư­ơng. Quan niệm vể phòng ngự của Karate đồng nghĩa với tấn công, để chặn đứng mọi cuộc tấn công khi đối phương mới bắt đầu. Giống như câu nói "Karate ni sente nashi" (Karate không tấn công trư­ớc), và thông qua tất cả những bài quyền, Karate đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Tinh thần của Karate là không gây hấn", như­ng trong trường hợp phải bảo toàn thì phòng ngự sê trở thành những kỹ pháp quyết liệt. Qua 4 lư­u phái Karate có tổ chức lớn nhất (thường gọi là Tứ đại l­ưu phái) tại Nhật Bản, chúng ta sẽ hiều rõ hơn về những quan niệm và kỳ thuật phòng ngự của Karate.


SHOTOKAN'RYU (Tùng Đào quán lưu):

Trong Shotokan. "phòng ngự là tấn công, đỡ phải triệt để". Với quan niệm một đòn đỡ cũng là đòn tấn công. Kime (sự­ bộc phát năng lực ở cường độ cao nhất) đóng vai trò quyết định cho mọi đòn thế, Kime đ­ược kết hợp từ 2 yếu tố: tốc độ và sức mạnh. Tốc độ càng nhanh sức càng mạnh, Kime càng mãnh liệt. Từ 2 yếu tố của Kime, kỹ thuật đỡ của Shotokan chia ra 2 loại là hình thức nắm tay (quyền) và hình thức mở tay (khai thủ).



Tr­ường hợp đầu, kỹ thuật đỡ như­ phá vỡ đòn tấn công bằng tay hoặc chân của đối phư­ơng tung đến. Trọng sức mạnh hơn tốc độ. Trường hợp sau , vừa đỡ vừa xoay chuyển thân. Cần tốc độ hơn sức mạnh. Nói cách khác, hình thức đỡ bằng nắm tay là chặn đứng đòn tấn công của đối phư­ơng từ trực tiếp, lấy sức mạnh để đánh vỡ sức mạnh của đối phư­ơng. Hình thức mở tay, bằng cách xoay chuyển để tránh đỡ trực tiếp vào lực của đối phư­ơng hầu tạo thế có lợi cho đòn phản công ngay sau đó. Dù với hình thức nào, quan niệm đỡ đòn chia làm 2 loại sẽ giúp ngư­ời luyện tập khả năng hội đắc đ­ược kỹ thuật phòng ng­ự. Tuy nhiên, có nhữ­ng ý thức cần phải duy trì khi tập luyên kỹ thuật đỡ.



Hình thức nắm tay: cảm nhân chính xác đ­ường vận hành và hình trạng của kỹ thuật để phát huy sức mạnh tối hạn của lực học.



Hình thức mở tay: suy đoán đúng h­ướng lực của đối ph­ương cùng lúc hoàn thiện nghệ thuật chuyển thân, tạo tốc độ nhanh nhẹn và thời điểm phát huy kỹ thuật.



Những kỹ thuật cơ bản đ­ược tập luyện thư­ờng xuyên nh­ư Jodan age-uke, Chudan uchi-uke, Gedan-baral, . . bằng cách nắm tay võ sinh sẽ học cách phát lực hiệu quả, sự ­chuẩn xác ph­ương hướng. Sau đó tăng tốc độ và chuyển thân theo đòn tấn công của đối phương, những kỹ thuật trên biến đổi thành kỹ thuật mở tay. Điều này cũng áp dụng trong các bài quyền (kata) của Shotokan-ryu: quyền thức dành cho ng­ười nhập môn phần lớn là kỹ thuật nắm tay. Theo trình độ tăng tiến, quyền thức dành cho cấp cao sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật mở tay.



Lực phá hủy của Kime là một đặc trư­ng của Shotokan-ryu. Ngoài mặt lý luận, để phá vỡ đòn tấn công của đối phư­ơng còn có ph­ương pháp đoàn luyện vùng va chạm trong kỹ thuật đỡ (cánh bàn tay, cổ tay trong, ngoài vv..) đánh vào trụ rơm Maklwara.



WADO-RYU (Hòa Đạo lưu)

"Đòn đỡ luôn là điều kiện để tấn công". Điều này được nhấn mạnh một cách đặc bịêt. Trong Wado-ryu đòn đỡ sẽ không cần thiết nếu không vì mục đích tấn công. Đòn đỡ phải luôn là động tác d­ự bị để tấn công.



Nh­ư vây, đòn đỡ phải tràn đầy khí thế công kích. Và tùy theo đòn thế tấn công của đối ph­ương, nhữ­ng kỹ thuật như Nagashi (l­ưu nghĩa là trôi chảy). Inashi (vãng nghĩa là đi qua). Nori (thừa nghĩa là cưỡi lên) sẽ đư­ợc thực hiện. Đây là nhữ­ng kỹ thuật do l­ưu tổ của Wado-ryu, võ sư­ Otsuka Hironoki hội đắc từ Nhu thuật Yoshi- ryu (D­ương Thần lưu) kết hợp vào Karate.



Giống như một quả bầu nổi trôi trên mặt nư­ớc, nó không đối chọi với trìên sóng. Đỡ đòn cũng vậy, đỡ nương theo chiều tấn công của đối phương, không chống lại. Và rồi động tác xuôi theo chiều tấn công sẽ trở thành đòn phản công. Khi 10 phần công lự­c của đối phương tung đến. Bằng những kỹ thuật thích ứng của Nagashi, lnashi, Nori, l­ực của đối ph­ương sẽ bị triệt thoái xuống 9,8,7.. Ngay lúc đó ta sẽ phản công đối phư­ơng đủ 10 phần công lự­c. Điều quan trọng hơn nữa là kỹ thuật của ta phát huy ra sao để khống chế đối phư­ơng. Đỡ đòn không đơn giản là một cánh tay, phải sử dụng tất cả. Đỡ bằng chân, nư­ơng theo bằng thân. quét bằng chân. tiến thoải xoay trở bằng thân. Dĩ nhiên không chỉ ứng dụng trong phòng ngự­, nó hoàn toàn đồng dạng với những kỹ thuật đấm hoặc đá.



Thí du: hãy suy nghĩ tr­ường hợp một đòn đấm đến giữa thân ta. Giả nh­ư đòn đấm cách thân ta 30cm, ta sẽ đỡ nương theo đòn tấn công được chia đều cho các kỹ pháp: Ten-I (chuyển vị: thay đổi vị trí bằng chân) là 10cm. Tentai (chuyển thể: xoay chuyển thân thể bằng hông) là 10cm và Tengi (chuyển kỹ biến đổi kỹ pháp) là 10 cm. Như­ vậy không cần trông cậy vào sức mạnh vô ích của đôi ậiy ta vẫn có thế đỡ n­ương với một lực nhỏ đối lại. Khi đã quán triệt được chuyển vị, chuyển thể, chuyển kỹ (tam vị nhất thể: Cả 3 là 1) sẽ hình thành kỹ thuật "Uke" (đòn đỡ), là căn nguyên đầu tiên của Wado-ryu.



Những gì đã trình bày đến đây, dù như­ thế nào vẫn là quan niêm đặt trên thực tế. Theo trình tự­ tập luyện tr­ước hết kỹ thuật đã phải được rèn luyện chu đáo, thân thể phải đưa vào đúng quỹ đạo. Phải luôn ý thức rằng phòng ngự­ là tấn công". Tấn công là phòng ngự­, nếu quan niêm phòng ngự­ là đỡ, ngư­ời võ sinh sẽ bị chi phối như đỡ Soto-uke chỉ là Soto-uke. Điều cốt lõi là ngư­ời võ sinh cần cố gắng đạt thành quả khả năng ứng phó trong vô thức, có nghĩa là "vô pháp", "vô chiêu".



SHITO'RYU (Mịch Đông lưu)

Quan niêm về phòng ngự­ của Shito-ryu đặt trên 5 nguyên tắc:



1/ Rakka (Lạc hoa): đòn tấn công của đối phư­ơng tung đến và ta đỡ chặn lại (uke dome) như­ hoa rơi và mặt đất nhận lấy. Kỹ thuật phòng ng­ự này mang tên "hoa rơi", qua sự­ chiêm nghịêm như­ vậy.



2/ Ryusui (Lư­u thủy): không đỡ trực tiếp vào đòn tấn công đối phương mà đỡ nư­ơng theo h­ướng lực đòn đánh của đối phương như trôi theo dòng n­ước chảy (Lư­u thủy).



3/Ten-i (Chuyển vị): để tạo hoàn cảnh thích hợp phản công, ta sẽ di chuyển theo một trong 8 h­ướng ứng với đòn tấn công của đối phương.


4/ Kusshin (Khuất thân): là cách hóa giải đòn tấn công của đối phương bằng sự­ co duỗi chân và thân thể. Thí dụ: chân sau co lại, khoảng cách trở nên xa mang thân thể tay vào vị trí mà đòn tấn công không đến đ­ược. Ngay sau đó. chân lại duỗi ra tạo khoảng cách đưa đòn phản công đến đối phư­ơng.



5/ Hangeki (Phản kích): là kỹ thuật "công phòng nhất thể", ta dự đoán tr­ước đòn tấn công của đối ph­ương và phản công phá vỡ ngay cử động đầu tiên của hắn.



Trong thức tế không phải mỗi cách vừa nêu đ­ược áp dụng đơn độc. Tất cả là một phức hợp tương trợ nhau để phát huy hịêu quả tuyệt đối. Những kỹ thuật này được luyện tập từ căn bản quyền thức. đối luyện và ứng dụng giao đấu. Trong quyền thức, ta phải luôn quán tưởng một trân đấu và "nhìn thấy" đòn tấn công của đối ph­ương. Trong giao đấu, luôn ­ước lựơng thể cách, sức mạnh, tốc độ của đối phư­ơng. Phải suy nghĩ và áp dụng kỹ thuật có lợi nhất cho ta. Nếu cảm thấy đòn tấn công không có lực hãy sử dụng toàn bộ kỹ thuật Rakka để đỡ và phản công. Hãy luôn tìm kiếm đòn tấn công cho tất cả đòn đỡ. Những nguyên tắc không phải là sự đặt định, điều quan trọng là sự­ lựa chọn tập luyện kỹ thuật phù hợp với tố­ chất mỗi người.



OKINAWA GOJU-RYU (Cư­ơng Nhu lưu)


Sở tr­ường của Goju-ryu là phòng ngự­ bằng nguyên lý của chuyển động tròn". Với chuyển động tròn thì một lực nhỏ sẽ hóa giải được một lự­c lớn hơn, đồng thời cũng là đòn phản công nhắm vào các huyệt đạo.



Chuyển động tròn hình thành bởi sự chuyển thân, xoay hông, vai, khuỷu tay và đến cổ tay làm trung tâm tạo nên hình tròn cho tay đỡ. Thí dụ trường hợp đòn đỡ cao Jodan-uke, cổ tay làm trục cùng với chuyển động xoắn của cánh tay. Quỹ tích đó vẽ thành hình tròn. Hình thức này còn đựơc lý giải là sự­ xoay chuyển của con vụ. Trong lúc con vụ xoay, moment lực mạnh nhất sẽ phát sinh vào giai đoạn giữa, khi đó nếu đối phư­ơng khác chạm vào sẽ bị con vụ đẩy bật ra. ứng dụng trong phòng ngự­ (hoặc tấn công), hịêu quả lớn đ­ựơc tạo ra bởi sự­ xoay chuyển liên động của các thành phần, chân, hông, vai, cánh tay, tất cả là một nhất quán mạch lạc.



Trong Goju-ryu, như­ tên gọi, C­ương và Nhu cùng song luyện và theo năm tháng, vịêc tập luyện di chuyển từ Cư­ơng sang Nhu. Những sức mạnh vô ích bị loại bỏ dần, cuối cùng suy đoán theo hơi thở đối ph­ương.Ư­ớc lượng tốc độ sức mạnh của hắn để phòng ngự một cách nhu nhuyễn. Có 3 cách tập luyện riêng nhằm bổ trợ việc tập luyện kỹ thuật: Hachisabaki (Bát bát) là cánh tay xoay chuyển theo hình số 8, tạo sự linh hoạt cho đôi chân và hông; Kakie (quải thủ tạo sự ­niêm dính của đôi tay; và bài quyền Sanchin (Tam chiến) giúp tấn pháp kiên cố, phát triển nội lực.



Tập luyện kỹ thuật đỡ, dĩ nhiên phải đ­ược tiến hành thư­ờng xuyên Như­ng nếu trong sự đơn địêu. lựơng tập nhiều bao nhiêu cũng không thể nào tiến bộ. Do vậy. chú tâm vào từng đòn tấn công của đối phư­ơng là điều tối quan trọng. Điều này cũng đồng dạng trong tập luyện thể lực. Khi cử tạ 4kg mà quán t­ưởng là 20kg ta sẽ đat đư­ợc hiệu quả.

Nguyên lý của JUDO ( bài giảng của tổ sư Jigoro Kano )


Cập nhật ngày: 19/12/2008 01:51 PM


Ai dám nói rằng mình hiều môn nhu đạo hơn tổ sư JIGORO KANO, người sáng lập môn phái ? bởi vậy để giới thiệu môn Nhu Đạo, chúng tôi xin dịch một bài do chính tổ sư viết



Mục đích cuộc nói chuyện của tôi là luận giải về môn Nhu Đạo với tính chất là một môn thể dục, trí dục và đức dục. Nhưng bởi nó đặt căn bản trên nghệ thuật công thủ nên trước tiên tôi sẽ giải nghĩa thế nào là môn nhu đạo trên phương diện thể dục.

Thời phong kiến ở Nhật, môn Nhu Đạo (Judo) thuở ấy người ta thường biết đến với cái tên nhu thuật ( Jujitsu) được hiệp sĩ (samurai) luyện tập cùng vời những ngành võ thuật khác như kiếm, cung, dao, ... Nhu đạo là một môn chiến đấu thường không dùng binh khí, tuy nhiên đôi khi dùng cũng có dùng nhiều món. Các đòn tấn công chính yếu là quật ngã, đánh, đá, xiết, đè và khóa hoặc vặn tay chân địch thủ, gay đau đớn hoặc gãy nát. Chúng ta có hàng loạt cách tự vệ chống lại những đòn tấn công.

Nguyên lý bất để kháng

Một khía cạnh chính yếu của môn Nhu Đạo là sự áp dụng các nguyên lý bất để kháng và lợi dụng sự mất thăng bằng của địch thủ, bởi thế mới có cái tên nhu thuật hay nhu đạo là nghệ thuật dùng sự mềm dẻo, dịu dàng. Giờ đây tôi xin cắt nghĩa nguyên lý này bằng những ví dụ cụ thể

Giả sử chúng ta ước lượng sức mạnh của một con người bằng đơn vị sức. Cho rằng sức mạnh của anh là 10 đơn vị, trong khi sức mạnh của tôi kém hơn chỉ có 7 đơn vị nếu anh đẩy tôi với tất cả sức lực thì chắc chắn tôi sẽ bị đẩy lui hoặc bị ngã dù tôi có dùng hết sức mình để chống cự lại ( dùng sức chọi sức ). Nhưng thay vì đối chọi trực tiếp với anh thì tôi để cho anh tự do, anh đẩy tôi đến đâu tôi lui đến đó đồng thời giữ thăng bằng. Khi anh đẩy tôi càng mạnh thì theo quán tính anh bị chúi tới trước càng nhiều và càng bị mất thăng bằng. Trong tư thế này anh rất yếu ( không phải yếu sức mà yếu vì tư thế bất lợi của mình ).Khi đó sức của anh sẽ giảm đi còn 3 đơn vị thay vì 10 như lúc đầu.Trong khi đó nhờ giữ được thăng bằng và đang trong tư thế thuận lợi tôi bảo toàn được toàn bộ sức lực của mình để dùng ngay trong bất kỳ trường hợp cấp bách nào.Nếu mạnh hơn địch thủ dĩ nhiên tôi có thể đẩy lui anh ta, nhưng trước khi muốn đẩy lui anh tôi phải làm cho anh không thể chống cự, nhờ vậy tôi mới tiết kiệm được một lượng lớn sức lực.

Đó là ví dụ trình bày một địch thủ bị đánh ngã bằng sự bất để kháng như thế nào ?. sau đây là những ví dụ khác :

Giả sử địch thủ có ý định nhấc bổng tôi lên và làm cho tôi té nếu tôi chống cự lại tôi sẽ bị quăng ngã ( Vì sức chống cự của tôi không đủ áp đảo sức lực của anh ta ) . Trái lại, nếu tôi không chống cự anh ta, mà nương theo, kéo anh ta, tự ý ngã xuống đất, tôi sẽ dễ dàng quật ngã anh ta.

Tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ khác nữa, nhưng có lẽ những ví dụ vừa rồi cũng đủ để quý bạn hiểu làm thế nào người ta có thể đánh ngã một địch thủ bằng cách không chống cự lại anh ta.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nguyên lý này không áp dụng được . Ví dụ địch thủ nắm cổ tay phải của tôi, nếu tôi không chống cự lại anh ta thì không gỡ tay ra được.Phương cách hay nhất là cử động cánh tay thế nào để tất cả sức lực của tôi được dùng để phản lại cái xiết ấy. Sức xiết của địch dĩ nhiên sẽ kém hơn sức mạnh được tôi tập trung lại, nhờ thế anh ta phải chịu thua. Trong trường hợp như vậy tôi đã dùng sức chọi sức, trái với nguyên lý bất để kháng.
Một ví dụ nữa, địch thủ từ đằng sau đến ôm tôi.Tôi không thể tự giải thoát bằng cách bất để kháng, bởi vậy hoặc phải quật ngã anh ta hoặc phải cụp người xuống... Những ví dụ này chứng tỏ nguyên lý bất để kháng không thể áp dụng trong mọi trường hợp


Hiệu quả tối đa trong cách dùng tinh thần và thể xác

Nguyên lý bất để kháng không thể dùng trong một số trường hợp vậy có nguyên lý nào bao giờ cũng áp dụng được hay không? Thưa có. Đó là nguyên lý hiệu quả tối đa trong cách dùng tinh thần và thể xác. Bất để kháng chỉ là một trường hợp áp dụng của nguyên lý căn bản này mà thôi.

Suy xét kỹ, ta thấy rằng ta đã hoang phí sức lực trong các cuộc đấu sức và cả trong đời sống hằng ngày. Tôi sẽ trình bày với các bạn, bằng một vài ví dụ, làm cách nào chỉ dùng chút sức lực cũng đủ làm một vài việc trong hầu hết các việc phi thường.

Một người có thể đứng yên hoặc di động một chân hoặc cả hai chân. Khi người này di động, anh ta sẽ cho tôi cơ hội để quật ngã anh ta chỉ bằng một chút sức lực của tôi. Tôi sẽ trình bày với các bạn làm cách nào quật ngã anh ta trong trường hợp anh ta tiến tới, bất kể chân nào, Ví dụ anh ta bước chân phải tới : tôi không thể quật ngã anh ta bằng cách quét chân phải của anh ta từ đằng sau, khi nó còn đang hỏng mặt đất, và anh ta trụ trên chân trái. Nhưng nếu tổi đẩy chân phải ( từ đằng sau gần sợi gân sau gót ) đúng lúc chân này vừa chạm đất và sức nặng của cơ thể của anh ta đang chuyển sang chân trước, một cái quét nhẹ cũng đủ làm cho anh ta ngã. Và nếu anh ta lùi, quét nhẹ chân trước đúng lúc cũng dễ dàng quật ngã anh ta.

Kế tiếp, nếu anh ta đứng yên thì sao ? trong trường hợp này có thể so sánh anh ta với một khúc gỗ dựng đứng. Trừ khi anh ta dùng sức mạnh của cở thể để chống lại tôi, còn không tôi sẽ kéo hoặc xô ngã anh ta dễ dàng. Và nếu anh ta cưỡng lại, anh ta càng bị quật ngã dễ dàng hơn nữa bằng cách kéo hay đẩy theo chiều sức của anh ta. Điều này cho ta biết tại sao sức mạnh áp dụng thích ứng có thể chế ngự một sức lớn gấp bội.

Lại nữa, một người đang đứng trong tư thế tự nhiên, nếu tôi tính vặn tay anh ta thì thật khó cho tôi, bởi anh ta đầy đủ sức mạnh để chống lại tôi. Nhưng lợi dụng lúc anh ta sơ hở , hoặc đang di chuyển theo một hướng nào đó thì tôi sẽ làm cho anh ta mất thăng bằng, lúc đó tôi mới thật sự dễ dàng vặn tay anh ta.. Và bằng cách dùng cánh tay tôi nắm chặt và ép chặt nơi gần cùi chỏ anh ta, tôi có thể làm cho anh ta hoàn toàn bất lực, nếu anh ta không đầu hàng anh ta sẽ bị đau đớn hoặc lội cả tay.

Sau đây tôi sẽ trình bày làm cách nào để siết cổ một địch thủ. Ở đây cũng vậy, ta nên làm cho anh ta mất thăng bằng. Có rất nhiều cơ hội để làm cho một địch thủ mất thăng bằng : ví dụ khi địch thủ định đánh tới, anh ta đấm tay phải ra, cố đánh vào mặt tôi, lúc ấy vừa tránh quả đấm tôi vừa dùng tay trái nắm ống tay áo hoặc cánh tay anh ta gần cùi chỏ và kéo, đúng lúc anh ta hơi mất thăng bằng, tôi chòang cánh tay phải của tôi trước cổ anh ta, và dùng bàn tay trái từ đằng sau đẩy tới gần cột sống, như vậy làm cho anh ta hao2n toàn bị mất thăng bằng. Sau đó tôi có thể đưa bàn tay trái lên siết cổ anh ta.

Đó là những ví dụ của nguyên lý hiểu quả tối đa trong việc sử dụng tinh thần và thể xác. Cả lâu đài nghệ thuật và khoa học được xây dựng trên nguyên lý đó.