Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Nguyên lý của JUDO ( bài giảng của tổ sư Jigoro Kano )


Cập nhật ngày: 19/12/2008 01:51 PM


Ai dám nói rằng mình hiều môn nhu đạo hơn tổ sư JIGORO KANO, người sáng lập môn phái ? bởi vậy để giới thiệu môn Nhu Đạo, chúng tôi xin dịch một bài do chính tổ sư viết



Mục đích cuộc nói chuyện của tôi là luận giải về môn Nhu Đạo với tính chất là một môn thể dục, trí dục và đức dục. Nhưng bởi nó đặt căn bản trên nghệ thuật công thủ nên trước tiên tôi sẽ giải nghĩa thế nào là môn nhu đạo trên phương diện thể dục.

Thời phong kiến ở Nhật, môn Nhu Đạo (Judo) thuở ấy người ta thường biết đến với cái tên nhu thuật ( Jujitsu) được hiệp sĩ (samurai) luyện tập cùng vời những ngành võ thuật khác như kiếm, cung, dao, ... Nhu đạo là một môn chiến đấu thường không dùng binh khí, tuy nhiên đôi khi dùng cũng có dùng nhiều món. Các đòn tấn công chính yếu là quật ngã, đánh, đá, xiết, đè và khóa hoặc vặn tay chân địch thủ, gay đau đớn hoặc gãy nát. Chúng ta có hàng loạt cách tự vệ chống lại những đòn tấn công.

Nguyên lý bất để kháng

Một khía cạnh chính yếu của môn Nhu Đạo là sự áp dụng các nguyên lý bất để kháng và lợi dụng sự mất thăng bằng của địch thủ, bởi thế mới có cái tên nhu thuật hay nhu đạo là nghệ thuật dùng sự mềm dẻo, dịu dàng. Giờ đây tôi xin cắt nghĩa nguyên lý này bằng những ví dụ cụ thể

Giả sử chúng ta ước lượng sức mạnh của một con người bằng đơn vị sức. Cho rằng sức mạnh của anh là 10 đơn vị, trong khi sức mạnh của tôi kém hơn chỉ có 7 đơn vị nếu anh đẩy tôi với tất cả sức lực thì chắc chắn tôi sẽ bị đẩy lui hoặc bị ngã dù tôi có dùng hết sức mình để chống cự lại ( dùng sức chọi sức ). Nhưng thay vì đối chọi trực tiếp với anh thì tôi để cho anh tự do, anh đẩy tôi đến đâu tôi lui đến đó đồng thời giữ thăng bằng. Khi anh đẩy tôi càng mạnh thì theo quán tính anh bị chúi tới trước càng nhiều và càng bị mất thăng bằng. Trong tư thế này anh rất yếu ( không phải yếu sức mà yếu vì tư thế bất lợi của mình ).Khi đó sức của anh sẽ giảm đi còn 3 đơn vị thay vì 10 như lúc đầu.Trong khi đó nhờ giữ được thăng bằng và đang trong tư thế thuận lợi tôi bảo toàn được toàn bộ sức lực của mình để dùng ngay trong bất kỳ trường hợp cấp bách nào.Nếu mạnh hơn địch thủ dĩ nhiên tôi có thể đẩy lui anh ta, nhưng trước khi muốn đẩy lui anh tôi phải làm cho anh không thể chống cự, nhờ vậy tôi mới tiết kiệm được một lượng lớn sức lực.

Đó là ví dụ trình bày một địch thủ bị đánh ngã bằng sự bất để kháng như thế nào ?. sau đây là những ví dụ khác :

Giả sử địch thủ có ý định nhấc bổng tôi lên và làm cho tôi té nếu tôi chống cự lại tôi sẽ bị quăng ngã ( Vì sức chống cự của tôi không đủ áp đảo sức lực của anh ta ) . Trái lại, nếu tôi không chống cự anh ta, mà nương theo, kéo anh ta, tự ý ngã xuống đất, tôi sẽ dễ dàng quật ngã anh ta.

Tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ khác nữa, nhưng có lẽ những ví dụ vừa rồi cũng đủ để quý bạn hiểu làm thế nào người ta có thể đánh ngã một địch thủ bằng cách không chống cự lại anh ta.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nguyên lý này không áp dụng được . Ví dụ địch thủ nắm cổ tay phải của tôi, nếu tôi không chống cự lại anh ta thì không gỡ tay ra được.Phương cách hay nhất là cử động cánh tay thế nào để tất cả sức lực của tôi được dùng để phản lại cái xiết ấy. Sức xiết của địch dĩ nhiên sẽ kém hơn sức mạnh được tôi tập trung lại, nhờ thế anh ta phải chịu thua. Trong trường hợp như vậy tôi đã dùng sức chọi sức, trái với nguyên lý bất để kháng.
Một ví dụ nữa, địch thủ từ đằng sau đến ôm tôi.Tôi không thể tự giải thoát bằng cách bất để kháng, bởi vậy hoặc phải quật ngã anh ta hoặc phải cụp người xuống... Những ví dụ này chứng tỏ nguyên lý bất để kháng không thể áp dụng trong mọi trường hợp


Hiệu quả tối đa trong cách dùng tinh thần và thể xác

Nguyên lý bất để kháng không thể dùng trong một số trường hợp vậy có nguyên lý nào bao giờ cũng áp dụng được hay không? Thưa có. Đó là nguyên lý hiệu quả tối đa trong cách dùng tinh thần và thể xác. Bất để kháng chỉ là một trường hợp áp dụng của nguyên lý căn bản này mà thôi.

Suy xét kỹ, ta thấy rằng ta đã hoang phí sức lực trong các cuộc đấu sức và cả trong đời sống hằng ngày. Tôi sẽ trình bày với các bạn, bằng một vài ví dụ, làm cách nào chỉ dùng chút sức lực cũng đủ làm một vài việc trong hầu hết các việc phi thường.

Một người có thể đứng yên hoặc di động một chân hoặc cả hai chân. Khi người này di động, anh ta sẽ cho tôi cơ hội để quật ngã anh ta chỉ bằng một chút sức lực của tôi. Tôi sẽ trình bày với các bạn làm cách nào quật ngã anh ta trong trường hợp anh ta tiến tới, bất kể chân nào, Ví dụ anh ta bước chân phải tới : tôi không thể quật ngã anh ta bằng cách quét chân phải của anh ta từ đằng sau, khi nó còn đang hỏng mặt đất, và anh ta trụ trên chân trái. Nhưng nếu tổi đẩy chân phải ( từ đằng sau gần sợi gân sau gót ) đúng lúc chân này vừa chạm đất và sức nặng của cơ thể của anh ta đang chuyển sang chân trước, một cái quét nhẹ cũng đủ làm cho anh ta ngã. Và nếu anh ta lùi, quét nhẹ chân trước đúng lúc cũng dễ dàng quật ngã anh ta.

Kế tiếp, nếu anh ta đứng yên thì sao ? trong trường hợp này có thể so sánh anh ta với một khúc gỗ dựng đứng. Trừ khi anh ta dùng sức mạnh của cở thể để chống lại tôi, còn không tôi sẽ kéo hoặc xô ngã anh ta dễ dàng. Và nếu anh ta cưỡng lại, anh ta càng bị quật ngã dễ dàng hơn nữa bằng cách kéo hay đẩy theo chiều sức của anh ta. Điều này cho ta biết tại sao sức mạnh áp dụng thích ứng có thể chế ngự một sức lớn gấp bội.

Lại nữa, một người đang đứng trong tư thế tự nhiên, nếu tôi tính vặn tay anh ta thì thật khó cho tôi, bởi anh ta đầy đủ sức mạnh để chống lại tôi. Nhưng lợi dụng lúc anh ta sơ hở , hoặc đang di chuyển theo một hướng nào đó thì tôi sẽ làm cho anh ta mất thăng bằng, lúc đó tôi mới thật sự dễ dàng vặn tay anh ta.. Và bằng cách dùng cánh tay tôi nắm chặt và ép chặt nơi gần cùi chỏ anh ta, tôi có thể làm cho anh ta hoàn toàn bất lực, nếu anh ta không đầu hàng anh ta sẽ bị đau đớn hoặc lội cả tay.

Sau đây tôi sẽ trình bày làm cách nào để siết cổ một địch thủ. Ở đây cũng vậy, ta nên làm cho anh ta mất thăng bằng. Có rất nhiều cơ hội để làm cho một địch thủ mất thăng bằng : ví dụ khi địch thủ định đánh tới, anh ta đấm tay phải ra, cố đánh vào mặt tôi, lúc ấy vừa tránh quả đấm tôi vừa dùng tay trái nắm ống tay áo hoặc cánh tay anh ta gần cùi chỏ và kéo, đúng lúc anh ta hơi mất thăng bằng, tôi chòang cánh tay phải của tôi trước cổ anh ta, và dùng bàn tay trái từ đằng sau đẩy tới gần cột sống, như vậy làm cho anh ta hao2n toàn bị mất thăng bằng. Sau đó tôi có thể đưa bàn tay trái lên siết cổ anh ta.

Đó là những ví dụ của nguyên lý hiểu quả tối đa trong việc sử dụng tinh thần và thể xác. Cả lâu đài nghệ thuật và khoa học được xây dựng trên nguyên lý đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét