Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

Chiêu thức trong chuyện của Kim Dung

Chiêu thức cũng là một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Có những chiêu thức tuy không nói ra nhưng hàm chứa một triết lý sống, ví dụ:

  • Chiêu Độc Cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Với tiêu chí vô chiêu thắng hữu chiêu, chỉ có tiến không có lùi. Nó cũng như bản tính của Lệnh Hồ Xung tính tình phóng đãng (vô chiêu) không muốn đi theo tập tục lễ giáo (hữu chiêu), làm việc gì cũng theo ý mình không cần phải e ngại (chỉ có tiến không có thoái).
  • Chiêu Hàng Long Thập Bát Chưởng của Cái Bang, là một môn võ công thuần cương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh... là đạt tới đỉnh cao của nó.

Những chiêu thức nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung có thể kể đến:

  • HÀNG LONG THẬP BÁT CHƯỞNG là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn.
  • DỊCH CÂN KINH là một rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm.
  • THAI CỰC QUYỀN của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác.
  • ẢM NHIÊN TIÊU HỒN CHƯỞNG là môn võ công quái dị của Dương Quá.
  • CÀN KHÔN ĐẠI NÃ DI bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
  • QUỲNH HOA BẢO ĐIỂN-ĐỊCH TÀ KIẾM PHỔ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự thiến.
  • ĐẢ CẨU BỔNG : môn võ công chỉ giành cho bang chủ Cái Bang.
  • SONG THỦ HỔ BÁC : chiêu thức quái đản của Chu Bá Thông, là thuật phân tâm sao cho 2 bàn tay có thể ra 2 chiêu khác nhau cùng 1 lúc.
  • DỘC CÔ CỬU KIẾM : môn võ của Độc Cô Cầu Bại, được Phong Thanh Dương truyền lại cho Lệnh Hồ Xung.
  • HẤP TINH ĐẠI PHÁP, môn võ bị căm ghét nhất võ lâm, vì hút nội lực kẻ khác.
  • LỤC MACH THẦN KIẾM : môn võ của nước Đại Lý.
  • LĂNG BA VI BỘ : môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét